Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe nhất là trong mùa dịch bệnh căng thẳng như này chính là chủ động nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng của bản thân.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, ăn nghỉ hợp lý, chúng ta nên chú ý bổ sung những thực phẩm dưới đây để vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng được các bệnh nhóm đường hô hấp:
Mục lục bài viết:
1.Tỏi
Là thực phẩm đứng đầu danh sách phòng cúm mà chắc hẳn nhiều người đã biết và đang áp dụng. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng.
Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người chứ cũng không nên ăn quá nhiều. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao.
2.Trái cây thuộc họ cam quýt
Cam, quýt, chanh bưởi,… chứa nhiều Vitamin C, Vitamin C giúp cơ thể tăng sự sản xuất bạch cầu, tăng sức đề kháng cũng như giữ làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu bạn bị đau dạ dày thì nên bổ sung Vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,…
3.Ớt chuông đỏ
Bên cạnh việc chứa nhiều Vitamin C, Ớt chuông đỏ còn là nguồn cung cấp Beta-Carotene dồi dào, Beta-Carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.

4.Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Cần lưu ý khi chế biếm bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc nếu có thể ăn sống cũng được.
5.Gừng
Gừng có tính năng giúp giảm cảm giác buồn nôn, giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Cách chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
6.Rau bina
Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
7.Sữa chua
Sữa chua là nguồn vitamin D tuyệt vời, giúp kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo. Nên sử dụng các loại sữa chua có các lợi khuẩn để đạt hiệu quả cao hơn.
8.Quả hạnh nhân
Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
9.Đu đủ
Đu đủ là một loại cây khác cũng chứa vitamin C hàm lượng cao. Bên cạnh đó, trong đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là Papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe của bạn.
10.Quả Kiwi
Tương tự đu đủ, Kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.
11.Thịt gà
Món canh gà, súp gà hay cháo gà là món ăn không thể thiếu để giúp người ốm nhanh chóng hồi phục, giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng, cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, thịt gà cũng rất giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
12.Động vật có vỏ
Động vật có vỏ là nguồn cung cáp Kẽm dồi dào. Kẽm giúp các tế báo miễn dịch thực hiện tốt chức năng của nó. Vì thế, đừng chần chừ, hãy thêm vào thực đơn các món ăn bổ dưỡng từ động vật có vỏ như cua, sò tôm, trai,..
Tình hình dịch bệnh còn đang diễn biến rất phức tạp, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình vừa giúp bảo vệ bạn trước dịch bệnh vừa giúp giảm tải cho hệ thống y tế, lực lượng chống dịch và cộng đồng!