Những món ăn này, nhiều khi rất thân thuộc tại Việt Nam. Nhưng nếu bạn không cẩn thận thì nó sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Mục lục bài viết:
Bạch tuộc sống
Nhiều bạn trẻ khá thú vị với trào lưu ăn những con bạch tuộc sống, đang còn giãy giụa. Nhưng, khi ăn bạch tuộc sống theo kiểu này, bạn có thể bị nghẹt thể vì các tua bám vẫn còn hoạt động, nó sẽ bám vào cổ họng và ngăn hoạt động hô hấp của bạn. Có khoảng 6 người chết mỗi năm khi ăn món ăn chết người này, theo MSN. Thế mới thấy, bạch tuộc sống gây hại cho sức khỏe nhiều đó chứ!.
Cá nóc
Cá nóc là món ăn gây chết người. Nội tạng của cá nóc chứa chất độc chết người – tetrodotoxin, mạnh gấp 1.200 lần cyanua và có thể làm tê liệt các cơ của cơ thể. Do vậy, muốn hạn chế cá nóc gây hại cho sức khỏe thì món ăn này chỉ có thể được chế biến bởi những đầu bếp được đào tạo đặc biệt mới có thể sử dụng an toàn.
Sò huyết
Vì đặc tính bổ dưỡng của nó nhiều người đã ăn sống Sò huyết luôn. Nhưng, ăn sống sò huyết cực kì nguy hiểm. Đã có tiền sử bệnh lây lan từ việc ăn sò huyết sống như: Viêm gan siêu vi A, thương hàn và kiết lỵ. Thế nên, hạn chế gây hại của sò huyết, tận dụng dưỡng chất của nó thì ta chỉ nên ăn sò huyết luộc kỹ để tiêu diệt hết vi khuẩn.
Hạt điều, hạnh nhân sống hoặc bị nấm mốc
Hạt điều sống, chưa qua chế biến, có chứa chất độc urushiol. Chất này gây phát ban và có thể gây chết người nếu ăn phải với liều lượng cao.
Hạnh nhân đắng sống cũng chứa đầy xyanua. Chúng cần phải trải qua quá trình xử lý nhiệt hoàn toàn để loại bỏ độc tố.
Các sản phẩm được đóng hộp bán tại cửa hàng uy tín là các sản phẩm đã được làm chín, bạn có thể an tâm sử dụng, nếu nó vẫn còn hạn sử dụng. Việc quá hạn, bảo quản không đúng cách sẽ làm hạt điều, hạnh nhân bị nấm mốc, gây nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta không nhỏ. Một trong đó là khả năng gây ung thư.
Sứa biển
Sứa biển hiện nay đang ngày càng trở thành món ăn hút khách ở các nhà hàng ven biển. Đây là loài động vật chứa nhiều độc tố tập trung ở các xúc tua dưới dạng tế bào châm Nematocyst. Một số loài sứa có hàng triệu nematocyst có thể gây tử vong cho người sử dụng.
Một loại sứa khổng lồ có thể đốt bạn nếu bạn gặp chúng dưới nước. Và chúng cũng thực sự đáng sợ khi ăn.
Độc tố trong sứa được gọi là glycoalkaloid có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, đau đầu và trong trường hợp xấu nhất là hôn mê và tử vong. Lưu ý, không nên ăn sứa sống tươi vì hợp chất này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.
Những đầu bếp được đào tạo bài bản có thể chế biến sứa như một món ăn ngon mà không có độc tố.
Giá đỗ
Môi trường ẩm cần thiết để giá đỗ phát triển cũng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn như Salmonella và E. coli sinh sôi. Bởi vậy món giá sống đặc biệt nguy hiểm cho người già, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Hàu
Các món hàu sống hay tái đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể các vi khuẩn có hại từ biển. Bởi vậy các chuyên gia y tế khuyên bạn nên luôn nấu chín hàu trước khi ăn. Ngoài ra, loại thực phẩm này cùng có thể gây ra dị ứng.
Khoai tây xanh (khoai tây mọc mầm)
Khoai tây chuyển màu xanh hay mọc mầm chứa các chất độc solanine, có thể gây ra ngộ độc nếu sử dụng số lượng lớn.
Khoai tây mọc mầm chứa solanine, một loại glycoalkaloid đắng và độc, có tính gây mê. Ngoài ra, lá và thân cây khoai tây có hàm lượng glycoalkaloid tự nhiên cao. Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên ăn phần củ có màu xanh.
Solanine cũng tạo vị đắng cho khoai tây sau khi nấu chín. Ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây những vấn đề ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, bạn có thể bị mê sảng, tê liệt, chậm chạp, đau bụng, giảm khả năng nhìn và nôn. Hàm lượng lớn solanine trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
Rau sống:
Kể cả khi bạn đã rửa rau thì những vi khuẩn gây bệnh vẫn có thể còn nhiều trên rau. Khi bạn ăn rau sống, sẽ vô tình đưa các vi khuẩn này vào cơ thể. Vì vậy, những người có vấn đề về đường ruột, hệ miễn dịch yếu nên hạn chế ăn rau sống, để tránh bị đau bụng, buồn nôn.
Ớt
Ớt được dùng như một loại gia vị làm tăng độ ngon cho các món ăn khác, đặc biệt là đối với những người thích ăn cay. Tuy nhiên ít ai biết được rằng hàm lượng độc tố trong ớt cao hơn gấp 3 lần trong mù tạc và người trưởng thành có thể bị tử vong chỉ với 4g ớt.
Ở một số nơi, đặc biệt là Ấn Độ, ớt được dùng để ngăn chặn sự phá phách của những đàn voi rừng. Và theo nguồn tin tiết lộ rằng quân Ấn Độ đang nghiên cứu chế biến ra vũ khí được làm từ ớt.
Củ đậu
Củ đậu là loại củ rất được yêu thích của nhiều người bởi vị ngọt, tính mát và có thể đa dạng trong chế biến món ăn. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại chứa Linamarin, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hướng thành xianua một hợp chất rất độc đối với cơ thể, đặc biệt chất này có hàm lượng cao hơn nhiều trong sắn cao sản – loại đậu này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc. Vì vậy phải thật cẩn thận khi ăn và chế biến loại thực phẩm này.
Ngoài phần củ ăn được, lá và hạt của cây củ đậu có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lá và hạt bởi nó chứa chất tephrosin và rotenon. Chất này khi đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp. Phần hạt của cây củ đậu có chứa thành phần độc Rotenon không ăn được, dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).
Nếu ăn phải hạt của cây củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5- 40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2 – 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 -7 giờ. Vì vậy, khi mua cả chùm củ đậu tươi về chế biến, tuyệt đối cắt bỏ dây lá.
Khế
Quả khế là một thực phẩm có hương vị hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quả khế có thể gây ảnh hưởng như ngộ độc, dị ứng, tương tác thuốc…
Những người bị bệnh thận và những người đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn khế. Trái khế có chứa hàm lượng oxalate cao có thể gây sỏi thận. Người mắc bệnh thận khi ăn quả khế có thể dễ bị ngộ độc khế với các triệu chứng bao gồm nhầm lẫn, co giật, thậm chí bị tử vong.
Thịt cóc
Thịt cóc có lượng đạm và kẽm cao, rất tốt trẻ em suy dinh dưỡng, nhưng một số bộ phận của chúng lại chứa bufotoxine – chất độc gây chết người chỉ trong thời gian ngắn.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay thịt cóc có lượng đạm và kẽm cao hơn các loại thịt khác như thịt bò, lợn nên rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương. Tuy nhiên, thịt cóc cũng chứa một chất độc, không cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cũng cho biết ăn thịt, mỡ cóc an toàn trong khi nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), gan và buồng trứng lại có thể gây ngộ độc do chứa bufotoxine có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn gan và trứng cóc. Ngoài ra trong quá trình làm thịt, nếu để những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng rất nguy hiểm.
Mật cá trắm tươi
Trong mật cá có một chất alcohol steroid là 5α-cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây nguy hại cho sức khỏe, làm suy gan và suy thận cấp.
Triệu chứng xuất hiện 1 – 2 giờ sau khi uống mật cá: Người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ, dần tới suy thận, suy gan và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện để lọc máu. Lưu ý không nên uống hay nuốt loại này.
Măng
Xyanua là chất gây độc có trong măng. Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại.
Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 – 2 lần trước khi ăn để tránh gây nguy hại cho sức khỏe như bị ngộ độc.
Cà chua xanh
Trong cà chua xanh có chất solanin – một ancaloit tương đối độc (trong mầm khoai tây có rất nhiều chất này). Khi cà chua thật chín thì không còn solanin. Có thể người xưa đã bị ngộ độc do ăn cà chua xanh hoặc ương ương (chưa chín hẳn) nên đã lên án cà chua trong một thời gian dài.
Giống như khoai tây, cà chua xanh chứa chất độc solanine, gây ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến sau khi ăn cà chua xanh là đau đầu chóng mặt, nôn ói… Các chuyên gia khuyến cáo nên bỏ hạt cà chua khi chế biến. Ăn cà chua sống không tốt cho sức khỏe.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng – chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Không được ăn mộc nhĩ tươi vì khi còn tươi mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.
Đồ ăn thừa:
Có những loại thức ăn, nếu ăn thừa để lâu có thể gây bệnh cho bạn. Ngay cả những thức ăn thừa ngon nhất cũng có thể gây nguy hiểm. Các món ăn thừa này thường là:
Canh rau
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y học Sports Medicine, cho thấy oxit nitric trong rau bó xôi và củ dền có thể phản ứng với nhiệt rất mạnh.
Tiến sĩ Shelke cho biết: Khi thực phẩm giàu nitrat được nấu chín, nếu không được làm lạnh đúng cách, rồi lại hâm lại, nitrat có thể chuyển hóa thành nitrit, rồi thành nitrosamine – một chất gây ung thư.
Cũng cần lưu ý rằng nitrit, cũng không an toàn cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
Thịt gà:
Giống như trứng, thịt gà nấu chưa chín kỹ có xu hướng chứa vi khuẩn salmonella và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến thảm họa khi những vi khuẩn này sinh sôi, theo Reader’s Digest.
Tốt nhất là nấu chín kỹ gà và đừng hâm thịt gà cũ nhiều lần.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Tại sao không nên hâm nóng thức ăn nhiều dầu mỡ, như khoai tây chiên? Bởi vì, khi đun nóng có thể khiến dầu bốc khói quá mức an toàn, có thể tạo ra khói độc hại có hại cho sức khỏe, nghiên cứu cho thấy.
Nếu bạn định hâm nóng đồ chiên, hãy làm ở nhiệt độ thấp hoặc đừng hâm nóng.
Hải sản:
Không có gì dễ gây ngộ độc thực phẩm cho bằng đồ biển bị hư. Mà đồ biển lại rất dễ hư.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, vi khuẩn có thể gây bệnh phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ ẩm, từ 4 độ C đến 60 độ C. Chỉ cần để ở nhiệt độ phòng là đồ biển đã có thể bị hư. Để đảm bảo an toàn, không bao giờ để đồ biển bên ngoài tủ lạnh quá 2 giờ hoặc hơn 1 giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C, theo Reader’s Digest.
Trên đây là những loại thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người thường thấy ở Việt Nam. Mandino blog hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng và loại trừ những thực phẩm chứa chất độc nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình!
Tổng hợp.