Người ta nói, tuổi già như ngọn đèn trước gió, mong manh lắm nên cần phải giữ gìn.
Người ta lo sợ không may sức khỏe tuột dốc, con cái thì còn phải lo cơm áo gạo tiền ở nơi xa, họ sẽ phải đơn độc đối mặt với bệnh tật, thậm chí với tử thần.
Tuổi già, ai mà chẳng mong được an nhiên dưỡng lão, vui vầy cùng đàn cháu con, mong mình sống được lâu hơn để có thể nhìn thấy con cái yên bề gia thất, các cháu khôn lớn trưởng thành.
Không ai có thể đi cùng con cái đến cuối đời chúng, nhưng ai cũng mong quãng thời gian được bên nhau được kéo dài nhất có thể.
Nhưng, sinh lão bệnh tử là quy luật bất biến của cuộc sống, càng nhiều tuổi thì con người ta càng ý thức được điều này rõ hơn khi thấy sức khỏe ngày một đi xuống và cũng kéo theo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Và một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến cố sức khỏe đột ngột chính là tăng huyết áp. Căn bệnh mà rất nhiều người từ 50 trở lên đều mắc phải.
Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” và sẽ gây hậu quả khôn lường khi biến chứng thành suy tim gây đột quỵ, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Có thể nói, đây chính là một trong những hệ lụy đáng báo động của bệnh tăng huyết áp.
Tỉ lệ này lại đặc biệt cao hơn hẳn ở nhóm tuổi ngoài 50.
Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát tốt và điều trị hiệu quả tăng huyết áp có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc suy tim ở người bệnh.
Theo nghiên cứu, tăng huyết áp làm tăng 50 – 60 % nguy cơ suy tim sau nhiều năm mắc bệnh. Nguy cơ này tăng gấp 2 lần ở nam giới và gấp 3 lần ở phụ nữ.
Việt Nam hiện cứ 4 người lại có 1 người bị tăng huyết áp. Trong đó, chỉ có 50% người bị tăng huyết áp biết kiểm soát huyết áp đúng cách.
Đáng lo ngại đây quá trình diễn ra thầm lặng trong khoảng thời gian rất dài (lên tới nhiều năm trời). Và đột quỵ lại xảy đến rất đột ngột mà không hề báo trước. Nếu không mất mạng thì hệ lụy để lại cũng vô cùng nặng nề.
Biến chứng Suy tim do tăng huyết áp không thể chữa khỏi song nếu được phòng ngừa và phát hiện sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển, giảm nguy cơ đột quỵ và tránh được những hệ lụy sức khỏe đáng tiếc.
Dưới đây là một số dấu hiệu sớm của suy tim:
- Mệt mỏi
- Hạn chế hoạt động
- Phù hoặc sưng mắt cá chân
- Khó thở
Ngoài ra, khi bị suy tim, người bệnh còn có cảm giác ăn không ngon, buồn nôn, đầy bụng, đau dạ dày, tim đập nhanh hoặc nhói đau. Ở người cao tuổi có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, suy nghĩ chậm chạp, …
Lời khuyên từ chuyên gia tim mạch về cách phòng ngừa suy tim và biến chứng khác của bệnh tăng huyết áp
- Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim mạch VN, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch VN đã đưa ra 10 lời khuyên hữu ích dành cho các bệnh nhân cao huyết áp nhằm duy trì chỉ số huyết áp tốt nhất.
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
- Ăn nhiều rau và hoa quả tươi, tránh luộc kỹ hay chiên xào
- Giảm muối trong các món ăn hàng ngày
- Cai thuốc lá
- Hạn chế đồ uống có ga, trà, cà phê; Hạn chế tối đa rượu, bia
- Thêm củ cải đường và nước củ cải đường vào khẩu phần ăn
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế căng thẳng
Bên cạnh những lưu ý trong sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thuốc điều trị nền tảng, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân cao huyết áp nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe trái tim, phòng ngừa sớm biến chứng suy tim do tăng huyết áp.
Không ai muốn tuổi già của mình phải chịu đựng nỗi đau triền miên của bệnh tật hay trở thành gánh nặng của con cái khi không còn đủ khả năng tự chăm sóc mình mặc dù tuổi chưa đầy 60.
Hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện, bổ sung chất dinh dưỡng nâng cao sức khỏe ngay trước khi quá muộn.
Thời gian chúng ta được mạnh khỏe, sum vầy cùng con cái, gia đình phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta!
Mong các ông bà, bố mẹ luôn mạnh khỏe, tận hưởng tuổi già vui vầy cùng cháu con!