Ra lệnh, quát mắng đến khản cả cổ mà con vẫn không nghe lời, tự làm theo ý mình. Điều này khiến Bố Mẹ nhiều khi rất mệt mỏi. Bài viết xin được chia sẻ các cách để gkhông cần quát mắn mà con vẫn nghe lời, Mời Bố Mẹ cùng tham khảo nhé.
Tiếng của Mẹ Bin rằn xuống: “Cất dép đi!”, “Lấy túi đồ của con đi!”, “Rửa tay đi!”… Thế nhưng, thằng nhỏ vẫn chơi xong rồi không dọn, Mẹ Bin vừa làm vừa nhằn: “ Mẹ nói với con bao nhiêu lần rồi mà chơi xong cứ bày bừa ra thế này…”
Chắc Bố Mẹ thấy quen quen?
Bố mẹ đã bao giờ gặp tình huống như thế chưa? Bố, mẹ có bắt gặp chính mình trong đó không? Bố mẹ có nhận ra là việc quát mắng dù có càng ngày nhiều hơn, con vẫn lì ra và không nghe lời, thậm chí chống đối. Thế là chúng ta than phiền: “ Sao nó bướng thế!”… Vấn đề sẽ không thay đổi nếu chúng ta nhận ra việc mình đang mắc sai lầm trong việc giáo dục con. Sai lầm đó là việc Bố Mẹ sau khiến, đưa mệnh lệnh với con!
Cách để không cần ra lệnh, quá mắng mà con vẫn nghe lời:
1. Thay vì mệnh lênh, yêu cầu, hãy đặt câu hỏi tu từ với con:
Ví như, thay vì nói: “Cất dép đi”, chúng ta có thể đổi thành câu hỏi tu từ là: “Nên để dép ở đâu con nhỉ?” Thay vì nói:”Lấy túi đồ của con đi” thì nên đổi thành: Mình có nên đem túi đựng không con nhỉ?”. … Nếu con vẫn phớt lờ, không chú ý, bố mẹ hãy ngồi xuống, nhìn sâu vào mắt con, đưa ra gợi ý: Vậy, hai mẹ con mình cùng làm nhé!. Con sẽ cảm nhận được sự đồng hành, thấy mình được chú ý nên chắc chắn sẽ vui vẻ hành động thôi mà.
2. Đừng làm con quá tải bởi quá nhiều yêu cầu cùng một lúc:
Đừng nói “con cất dép, rửa tay rồi thay quần áo đi”. Hãy tách ra thành các câu ngắn: “vừa đi ra ngoài về có cần rửa tay không nhỉ?”, “con có cần mẹ giúp thay quần áo không?”
3. Gắn những hành động yêu cầu con làm với những điều mà con thích:
Các con sẽ nhanh chóng hành động để nhận được phần thưởng là điều mình thích thôi. Sở thích của con đa phần là xem youtube, ăn gà rán, ăn kem… Đấy chính là động lực để con nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình. Bố mẹ nhớ, đừng để các phần thưởng này là những thứ mà con không làm gì cũng có được. Nếu vậy, để con thực hiện yêu cầu, phần thưởng sẽ phải có giá trị hay phức tạp hơn thì mới làm con hứng thú đấy nhé.
4. Cho con quyền lựa chọn:
Tôn trọng con và để con có thói quen được quyết định, tạo cho con cảm giác mình cũng tham gia lên kế hoạch bằng việc đưa ra lựa chọn cho con: “Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?” hoặc “Con thích mặc áo xanh hay áo vàng?”
5. Gợi ý tích cực cho con:
Thay vì quát “con đừng làm ồn ở đây nữa”, hãy gợi ý “con hãy về phòng mình và chơi trong đó nhé”. Một gợi ý nhẹ nhàng khiến con cảm thấy hứng thú hơn là khiến con “cụt hứng” khi đang tập trung chơi.
6. Không đổ lỗi:
Nếu hỏi: “Ai vứt vỏ hộp sữa ở đây?” thì chắc chắn các con sẽ đổ lỗi cho nhau hay tị nạnh nhau. Và nhà chúng ta khi ấy, lại không khác gì cái chợ. Chúng ta có thể nói: “Vỏ hộp sữa nên bỏ vào thùng rác nhé các bạn”. Chúng sẽ tiếp nhận thông tin và biết cách giải quyết vấn đề tương tự nếu có xảy ra.
Các cách trên khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, được nhiều Bố Mẹ áp dụng thành công. Bố Mẹ cùng tham khảo, cùng phân tích nhẹ nhàng cách giải quyết vấn đề cho con. Cùng con học, chơi để mỗi ngày trôi qua, một ngày thêm dấu ấn yêu thương, con cái chúng ta dần trưởng thành, Bố Mẹ nhé.