• Sức khỏe
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Dược liệu
  • Y Dược
Menu
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Dược liệu
  • Y Dược
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Dược liệu
  • Y Dược
Menu
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Giáo dục
  • Dược liệu
  • Y Dược

Cách để các con luôn yêu thương, không tị nạnh nhau

Hoa Ngô by Hoa Ngô
06/06/2021
in Giáo dục, News
0
Cách để các con luôn yêu thương, không tị nạnh nhau

Mục lục bài viết:

  • Nghỉ dịch Covid, các con có nhiều thời gian ở nhà hơn nên việc đụng độ, tị nạnh nhau càng thể hiện rõ. Cha mẹ cứ như quan tòa mệt mỏi giải quyết xung đột. Bài viết này sẽ rất có ích với cách để các con luôn yêu thương, không tị nạnh nhau.
  • Trước hết, hãy xem xét nguyên nhân của việc này:
  • Sự ganh tị được thể hiện như thế nào?
  • Làm thế nào cha mẹ có thể phòng ngừa sự ganh tị giữa các con?
  • 1.    Giúp trẻ cảm nhận rằng em bé cũng thuộc về mình, tương tự cách em bé thuộc về bạn với tư cách là cha mẹ:
  • Gọi em bé là em bé của nhà mình hay em bé của con… là cách khá hữu hiệu để các anh chị em đón nhận ngay từ đầu.
  • 2.    Để con cùng theo dõi quá trình em bé lớn lên trong bụng mẹ:
  • Khuyến khích con chạm tay vào bụng mẹ để cảm nhận sự tồn tại của em bé, có thể đưa trẻ đến cùng các buổi siêu âm để con thấy em bé trên màn hình, giúp con hào hứng hơn với việc chờ đợi em bé cùng cha mẹ.
  • 3.    Mua một vài cuốn sách về anh, chị, em cho con bạn:
  • 4.    Cho phép trẻ được tham gia vào việc chọn tên cho em:
  • 5.    Để trẻ giúp đỡ trong việc chuẩn bị đồ dùng cho em bé
  • 6.    Trò chuyện với trẻ về những cảm xúc của chúng
    • Bên cạnh đó, cha mẹ không nên thay đổi quá nhiều quy cũ trong gia đình như sắp xếp chỗ ngủ, để đồ… Chỉ nên làm một lần và ổn định luôn, tránh sự xáo trộn cho các trẻ.
  • Làm gì khi trẻ ganh tị:
    • 1. Bạn hãy cho phép đứa con lớn tham gia tích cực vào đời sống của em nhỏ:
    • Bằng cách nhờ nó trông chừng em, lấy bỉm, thay tã cho em hoặc đọc sách cho em nghe…
    • 2. Đối xử công bằng:
    • 3. Tôn trọng sự khác biệt và cá tính của các con:
    • 4.Khuyến khích sự khích lệ cho các anh chị em mình:
    • 5. Trò chuyện với con về mối quan hệ với anh, chị, em trong tương lai:
    • 6. Dạy con cách xin lỗi và lòng vị tha:
    • 7. Biến anh chị em thành điểm tựa của nhau:
    • 8. Nói không với lời gây tổn thương:

Nghỉ dịch Covid, các con có nhiều thời gian ở nhà hơn nên việc đụng độ, tị nạnh nhau càng thể hiện rõ. Cha mẹ cứ như quan tòa mệt mỏi giải quyết xung đột. Bài viết này sẽ rất có ích với cách để các con luôn yêu thương, không tị nạnh nhau.

Nói về những xung đột, tị nạnh của 2 đứa con của mình, chị Minh  ngụ Quận 12, TP.HCM, không giấu nổi nỗi bực dọc: “Anh em trong nhà mà như chó với mèo, lúc nào cũng om xòm. Hết ba xử đến mẹ xử mà đâu vẫn vào đó. Cuối cùng là giải tán cho mỗi đứa vô mỗi phòng mới hết ồn ào, ầm ĩ”.

Cùng cảnh ngộ, anh Hùng (Q. Tân Bình, TP.HCM) tâm sự: “Nhà tôi có hai cô con gái đứa học lớp 5, đứa học lớp 2. Hồi đầu, hai vợ chồng tôi cứ nghĩ con gái chắc sẽ quan tâm, chia sẻ với nhau. Vậy mà đi học thì thôi, về nhà là so đo, tị nạnh. Chị lớn không biết nhường cho em, hay chọc ghẹo em nhỏ. Con gái út thì cậy thế nhỏ hơn, ăn hiếp chị, mè nheo đòi thứ này, thứ kia”…

Đấy là tình trạng xích mích, ganh tị nhau của các con mà cha mẹ thường gặp.

Cùng tìm hiểu cách để hạn chế tối đa chuyện này và các con luôn yêu thương nhau nhé:

Trước hết, hãy xem xét nguyên nhân của việc này:

Mọi sự gây gổ, ghen tị nhau đều có căn nguyên của nó. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cách ứng xử của chính cha mẹ.

  1. Có thể do cha mẹ quá kỳ vọng vào đứa con đầu của gia đình: Cha mẹ nhiều mong muốn con lớn sẽ biết yêu thương, nhường nhịn em mình. Nên hay nói kiểu: Con lớn rồi mà, phải biết nhường em chứ? Thế nhưng, thực ra bé cũng còn khá nhỏ so với việc hiểu được việc nhường nhịn là lẽ dĩ nhiên.

Cũng đôi khi, do con lớn nên cha mẹ mong cầu con sẽ làm được nhiều điều: Học giỏi, phụ giúp việc nhà giỏi… nên được khen nhiều. Khi những đứa em thấy sự mong đợi của cha mẹ cho anh chị, sẽ thấy mình đang bị bỏ rơi, dẫn đến phản ứng.

  1. Có thể do cha mẹ quá nuông chiều con út: Em út còn nhỏ nên thường được bênh vực, quan tâm chăm sóc nhiều hơn, dẫn tới nảy sinh tính đố kỵ ở những đứa trẻ khác.

Sự ganh tị được thể hiện như thế nào?

Bé có tính ganh tị khi hay có thái độ hung hăng, gây hấn với anh chị em trong nhà, như hay đánh nhau, ném đồ vào nhay. Hoặc ít nói chuyện với anh chị em của mình, hoặc không bỏ qua cơ hội mách tội, chỉ trích các anh chị em khác. Thậm chí, tỏ ra vui thích, hả hê khi thấy các anh chị em bị phạt. Đáng nói, một số bé không giải tõa được nên bỏ nhà ra đi hoặc giải quyết tiêu cực: Muốn anh chị em không tồn tại trên đời…

Làm thế nào cha mẹ có thể phòng ngừa sự ganh tị giữa các con?

 Để phòng ngừa, trước khi sinh em bé, cha mẹ hãy tạo mối quan hệ tốt giữa em bé với các anh chị lớn bằng 6 cách:

1.    Giúp trẻ cảm nhận rằng em bé cũng thuộc về mình, tương tự cách em bé thuộc về bạn với tư cách là cha mẹ:

Gọi em bé là em bé của nhà mình hay em bé của con… là cách khá hữu hiệu để các anh chị em đón nhận ngay từ đầu.

2.    Để con cùng theo dõi quá trình em bé lớn lên trong bụng mẹ:

Khuyến khích con chạm tay vào bụng mẹ để cảm nhận sự tồn tại của em bé, có thể đưa trẻ đến cùng các buổi siêu âm để con thấy em bé trên màn hình, giúp con hào hứng hơn với việc chờ đợi em bé cùng cha mẹ.

3.    Mua một vài cuốn sách về anh, chị, em cho con bạn:

Cùng con đọc một vài quyển sách có chủ đề em bé, tình cảm gia đình dành cho em bé hay tình cảm anh chị em trong một gia định. Giúp trẻ hiểu được việc yêu thương, chăm sóc một thành viên bé hơn trong gia đình là một điều hiển nhiên.

4.    Cho phép trẻ được tham gia vào việc chọn tên cho em:

Có thể đề xuất cho con bàn việc đặt tên cho bé, nếu được, hãy để bé đặt tên ở nhà cho em của mình. Điều này chắc chắn sẽ làm cho việc có em của mình càng trở nên thú vị và gắn bó.

5.    Để trẻ giúp đỡ trong việc chuẩn bị đồ dùng cho em bé

Hãy khuyến khích để trẻ cùng chuẩn bị đồ cho em bé sắp chào đời của mình. Như việc gấp đồ, chọn đồ cho bé em: Chăn, gối… Đây là cơ hội cho trẻ thấy việc mình chăm sóc em là một việc vui và ý nghĩa.

6.    Trò chuyện với trẻ về những cảm xúc của chúng

Nói trước với bé, việc sinh em ra, em còn nhỏ nên thời gian đầu cần phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn. Có thể có người hay trêu đùa là có em con sẽ bị ra rìa… Nhưng tình cảm của cha mẹ dành cho con luôn là yêu thương vô bờ bến. Cha mẹ có thể cùng con xem lại những tấm hình hồi thơ bé của con, để con thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho mình và sự săn sóc cần thiết khi mình còn quá nhỏ.

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên thay đổi quá nhiều quy cũ trong gia đình như sắp xếp chỗ ngủ, để đồ… Chỉ nên làm một lần và ổn định luôn, tránh sự xáo trộn cho các trẻ.

Làm gì khi trẻ ganh tị:

1. Bạn hãy cho phép đứa con lớn tham gia tích cực vào đời sống của em nhỏ:

Bằng cách nhờ nó trông chừng em, lấy bỉm, thay tã cho em hoặc đọc sách cho em nghe…

2. Đối xử công bằng:

Không phải là cần đối xử giống hệt nhau, không thiên vị với bất cứ đứa nào. Bọn trẻ không cần những món quà giống nhau, nhưng giá trị của các món quà phải tương đồng nhau.

Trong các hoạt động, mỗi đứa trẻ có một nhu cầu, đặc điểm khác nhau, vậy nên hãy lập thời gian biểu phù hợp và giải thích cho con về sự khác biệt về mặt sinh học giữa các cơ thể. Ví như, em bé cần ngủ nhiều hơn 11-12h mỗi ngày. Còn con ngủ 7-8h mỗi ngày nên thời gian biểu khác nhau.

3. Tôn trọng sự khác biệt và cá tính của các con:

Mỗi đứa trẻ có một đặc điểm riêng, bạn đừng so sánh để cào bằng các đặc điểm với nhau. Hãy trân trọng từng điểm riêng của con để con có thể tự tin thể hiện cá tính riêng, tài năng riêng của mình. Có thể tách riêng các con ra để các con tự tìm ra sai phạm của mình.

4.Khuyến khích sự khích lệ cho các anh chị em mình:

Khuyến khích các con trở thành động lực của nhau. Cần biết cổ vũ anh chị em mình bằng các lời nói động viên như: Anh hai cố lên, Anh sẽ đón chờ bàn thắng của em hôm nay đấy… Nếu được, hãy sắp xếp để đi cổ vũ, tham gia hoạt động nào đó có cả gia đình để các thành viên thêm chất kết dính và động viên, cổ vũ lẫn nhau.

5. Trò chuyện với con về mối quan hệ với anh, chị, em trong tương lai:

Anh chị em là người cùng con trưởng thành, và khi cha mẹ già, qua đời thì anh chị em chính là phần hiện hữu của cha mẹ. Hãy khiến con tin tưởng rằng, anh chị em chúng sẽ ở bên nhau để yêu thương và bảo bọc lẫn nhau cho đến cuối cuộc đời.

6. Dạy con cách xin lỗi và lòng vị tha:

Khi một thành viên phạm lỗi, hãy yêu cầu con nhận ra lỗi lầm và biết xin lỗi. Ví như nói vì sao xin lỗi. Còn thành viên khác, hãy có lòng vị tha. Sau khi nghe anh, chị em đã xin lỗi, nói lên cái sai của mình và cách khắc phục, yêu cầu các con ôm để tha thứ, nuôi dưỡng lòng vị tha của con.

7. Biến anh chị em thành điểm tựa của nhau:

Tôi còn nhớ, mỗi lần bị gây chuyện, chị bạn của tôi thường đem anh ra hù: “ Tao mách anh tao”. Và sau đó, anh trai của chị không nề hà, lên hầm hầm hăm dọa làm bọn gây chuyện sợ phát khiếp.

Thế đấy, cha mẹ không nhất thiết luôn là người giải quyết khi có chuyện xảy ra. Hãy hướng các anh chị em chính là người giúp đỡ khi cần. Từ những việc nhỏ như cột dây giày cho em, lấy nón phụ anh, mở cửa cho anh… Những việc này cứ như vậy sẽ hình thành thói quen bảo vệ, quan tâm nhau.

8. Nói không với lời gây tổn thương:

Dạy bé cách nói tích cực và không dùng lời tổn thương người khác. Điều này cần được dạy càng sớm càng tốt. Bởi một câu nói gây tổn thương có thể phá hủy hết những tình cảm, quan tâm, săn sóc cả một thời gian dài gầy dựng!.

9. Dạy con bạn cách giải quyết mâu thuẫn của chính mình: Thay vì lúc nào cũng chăm chăm mách ba mẹ. Cha mẹ hãy dạy con tự giải quyết mâu thuẫn của chính mình theo hướng tích cực, như: Tranh biện tích cực. Để trẻ phân tích vì sao anh/chị/em lại làm như vậy, có cách nào khác để đạt được sự hài hòa mong muốn giữa các thành viên không? Nếu điều đó xảy ra thì có lợi/hại gì?

10.Tình yêu hóa giải mọi thứ:

Khi các con biết yêu thương lẫn nhau thì sự tôn trọng, quan tâm, công bằng, cam kết sẽ ở đó. Hãy nuôi dưỡng tình cảm gia đình giữa các anh chị em trước khi đứa con kế tiếp được sinh ra. Không bao giờ là muộn để bắt đầu kết nối sợi dây yêu thương đó. Với cách cư xử khéo léo của cha mẹ sẽ làm ranh giới giữa các anh chị em càng ngày càng gần hơn.

Đáng lưu ý, khi có xung đột, cha mẹ không nên nổi giận. Không phải lúc nào anh chị em cũng hòa thuận vì các con còn nhỏ. Các con cần được học hỏi, rèn luyện và nuôi dưỡng tình yêu thương, hòa hợp với nhau từng ngày từng giờ.

Những xích mích nhỏ giữa trẻ con thường sẽ trôi qua nhẹ nhàng nếu người lớn biết cách ứng xử khéo léo. Cha mẹ luôn có thể tạo ra mối quan hệ anh chị em gắn kết mật thiết giữa con cái, nếu chịu khó dành thời gian và tâm sức. Chúc cha mẹ thành công trong việc tạo giáo dục các con hòa thuận nhé.

 

 

Tags: ganh tịtị nạnhyêu thương
Previous Post

Các cách để tăng cường sức khỏe cho trẻ em trong đại dịch COVID-19

Next Post

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể tích tụ độc đố quá nhiều

Hoa Ngô

Hoa Ngô

Next Post
7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể tích tụ độc đố quá nhiều

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể tích tụ độc đố quá nhiều

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended

Hãi hùng thực phẩm bẩn cho học sinh ở cổng trường

Hãi hùng thực phẩm bẩn cho học sinh ở cổng trường

09/06/2021
Nhất quán trong giáo dục gia đình: DỄ HAY KHÓ?

Nhất quán trong giáo dục gia đình: DỄ HAY KHÓ?

03/07/2021

Chuyên mục

  • Du lịch
  • Đời sống
  • Ebook
  • Giáo dục
  • News
  • Sức khỏe

Don't miss it

Ai nên dùng đông trùng hạ thảo? Ai không nên dùng?
Sức khỏe

Ai nên dùng đông trùng hạ thảo? Ai không nên dùng?

15/10/2021
tác dụng của đông trùng hạ thảo
Sức khỏe

3 tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với người bị tiểu đường

11/10/2021
6 cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô hiệu quả nhất
Sức khỏe

6 cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô hiệu quả nhất

07/10/2021
9 tác dụng của đông trùng hạ thảo đã được khoa học chứng minh
Sức khỏe

9 tác dụng của đông trùng hạ thảo đã được khoa học chứng minh

08/10/2021
Cách sống tích cực ngay cả khi thất nghiệp
Đời sống

Cách sống tích cực ngay cả khi thất nghiệp

06/10/2021
7 việc càng lười thì phụ nữ càng khỏe xinh
Đời sống

7 việc càng lười thì phụ nữ càng khỏe xinh

06/10/2021
Mandino Blog

Một blog chia sẻ về những điều hữu ích trong cuộc sống có thể bạn cần.

Về chúng tôi

  • • Về chúng tôi
  • • Đăng nhập quản trị
Menu
  • • Về chúng tôi
  • • Đăng nhập quản trị

Xem nhiều

  • • Đông trùng hạ thảo
  • • Bệnh tiểu đường
Menu
  • • Đông trùng hạ thảo
  • • Bệnh tiểu đường

Kết nối với chúng tôi

Facebook-f Facebook-messenger User-shield

© 2021 Bản quyền thuộc về Mandino Group